Thiết kế
So với các phiên bản trước là Latitude 7490, Latitude 7480 vốn được kết hợp bằng lớp vỏ carbon đen tuyền, matte trông khá đơn giản. Còn với phiên bản Latitude 7400 này, vẫn là chất liệu carbon toàn bộ máy nhưng đã được Dell phủ thêm 1 lớp vân sần ở mặt trước làm điểm nhấn.
Màn hình
Dell Latitude 7400 có 2 tùy chọn màn hình là HD hoặc Full HD, 2023 rồi, cá nhân mình sẽ loại luôn phiên bản màn hình HD 1366×768 đi, vì độ phân giải Full HD là tiêu chuẩn cơ bản trên các laptop ngày nay rồi. Hiện tại ở Minh Vũ đang phân phối chủ yếu là phiên bản Full HD 1920×1080, có độ sáng 300 nits và không có cảm ứng.
Hình ảnh hiển thị của Latitude 7400 cho chất lượng khá tốt, màu sắc đẹp, chân thật và hơi có thiên hướng ám vàng một chút. Độ chuẩn màu sắc không phải là quá xuất sắc như các mẫu laptop trạm, nhưng với thông số như trên thì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy phục vụ các công việc liên quan đến xử lý hình ảnh, video trong lĩnh vực marketing, văn phòng là rất tốt.
Loa
Loa của máy được trang bị 2 loa ở phía dưới bàn phím, âm thanh cũng ở mức ổn, đủ dùng nghe nhạc, giải trí cơ bản.
Bàn phím, touchpad
Bàn phím của máy có khoảng cách giữa các phím rộng, độ nảy và hành trình phím khá sâu giúp tạo cảm giác gõ phím rất đã. Chỉ hơi tiếc là các phim này hơi nhỏ, nên với bạn có ngón tay to thì có thể bấm lệch 1 chút khi gõ nhanh. Tuy nhiên khi gõ phím nhiều rồi thì cũng dần thích nghi. Bàn phím của máy cũng có option có phím sáng backlit.
Phím trackpoint trên Latitude 7490 trước đã bị loại bỏ trên máy Latitude 7400 này. Touchpad của 7490 trước kia có 2 phím click ở phía trên, cạnh phím Space thì nay trên 7400 cũng đã bị lược bỏ đi, tất cả đều hướng tới sự tối giản cho người dùng.
Touchpad cho độ phản hồi ổn, khá mượt.
Cổng kết nối
Do là dòng máy hướng tới công việc văn phòng nên Latitude 7400 cũng được trang bị đầy đủ cổng kết nối phổ biến hiện nay như: cổng nguồn chân tròn của Dell quen thuộc, 1 cổng USB Type C 3.1 Gen 2 có thể dùng hỗ trợ sạc cho máy, 1 HDMI 1.4a, 2 USB A 3.1, jack Audio, 1 khe SIM card và 1 khe MicroSD.
Hiệu năng
Dell Latitude 7400 chỉ là phiên bản thay đổi nhẹ về thiết kế ngoại hình so với Latitude 7490, còn lại về thông số cấu hình sẽ được trang bị gần tương tự nhau, cụ thể là Latitude 7400 vẫn được trang bị CPU là i5 hoặc i7 đời thứ 8.
Ở thời điểm hiện tại thì CPU đời 8 với 4 nhân và 8 luồng vẫn rất mạnh mẽ để xử lý tất cả các tác vụ văn phòng rất ổn. Và máy cũng hoàn toàn có thể nâng cấp được lên Windows 11 bởi Microsoft khuyến nghị các máy có CPU từ đời 8 thì có thể nâng cấp lên Win 11 được.
Còn với Latitude 7400 này thì mình có nhận ra là 1 điều là Dell luôn luôn ưu tiên sự ổn định để hoạt động lâu dài để đổi lấy hiệu năng cao. Vì vậy mà nhiệt độ của máy dù có mở tác vụ mạnh như edit video Premiere, render video, edit ảnh RAW Photoshop thì nhiệt độ cũng chỉ lên mới 70-75 độ C là tối đa. Về lý thuyết là CPU i5-8365U trên máy có thể ăn điện TDP tới 15W nhưng Dell đã giới hạn máy chỉ ăn điện tới 12W. Vậy nên, dùng máy Latitude 7400 này luôn luôn rất rất mát mẻ, quạt gió của máy cũng chạy nhẹ, phần lưng của máy chỉ nóng kiểu ấm ấm nhẹ nhè.
Tổng kết
Về tổng thể, Dell Latitude 7400 là một chiếc laptop dành cho danh nhân điển hình. Máy đạt điểm ưu về thiết kế, chất liệu, hiệu năng và dung lượng pin. Một laptop văn phòng thì xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.